Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Thủ tục Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

(Khoản 3 Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng, thành phần hồ sơ (số lượng 01 bộ):

– Tờ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (Bản chính).

– Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Bản sao).

– Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có) (Bản sao).

– Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng (Bản sao).

– Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) (Bản sao).

– Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có) (Bản sao).

– Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án (Bản chính).

– Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (Bản sao).

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có) (Bản sao).

– Thẩm quyền Sở Xây dựng theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Sở xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở cung cấp, giải trình, làm rõ các thông tin phục vụ thẩm định.

>> Xem thêm: Lập dự án đầu tư, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở

2. Đối với Công an tỉnh, thành phần hồ sơ (số lượng 01 bộ):

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư theo Mẫu số PC06 Phụ lục IX Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (Bản chính).

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (Bản sao);

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC (Bản sao).

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (Bản chính).

>>> Xem thêm: Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

 

 Các biểu mẫu thực hiện theo quy trình liên thông thẩm định thiết kế xây dựng và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy

a. Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:

 

Tên tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:……..

…………………, ngày ….. tháng…..năm ……

 

TỜ TRÌNH

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

 

Kính gửi: (Cơ quan chuyên môn về xây dựng).

 

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ……………………………………………

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

  1. Tên dự án:
  2. Loại, nhóm dự án:
  3. Loại và cấp công trình chính; thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế.
  4. Người quyết định đầu tư:
  5. Chủ đầu tư (nếu có) hoặc tên đại diện tổ chức và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):
  6. Địa điểm xây dựng:
  7. Giá trị tổng mức đầu tư:
  8. Nguồn vốn đầu tư: ………. (xác định và ghi rõ: vốn đầu tư công/vn nhà nước ngoài đu tư công/vn khác/thực hiện theo phương thức PPP)
  9. Thời gian thực hiện:
  10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
  11. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
  12. Nhà thầu khảo sát xây dựng:
  13. Các thông tin khác (nếu có):

 II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO

1. Văn bản pháp lý: liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư:

– Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

– Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư; Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu được lựa chọn áp dụng).

– Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

– Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có);

– Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

– Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung nêu trên.

 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:…

ĐẠI DIỆN T CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng du)

 

b. Mẫu số PC06 Phụ lục IX Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

 

……(1)……

________

 

Số:………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM        

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________________________             

…………., ngày ….. tháng ….. năm ………

ĐỀ NGHỊ

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

______________

Kính gửi: …………………..(2)…………………………

 

……..(1)……. đề nghị Quý cơ quan…….(3)…….của dự án/công trình/phương tiện……..(4)…….. với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

  1. Tên dự án/công trình/phương tiện: …………………………………………………
  2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện:……………………..; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại): ………………………………………………………………………………………..
  3. Người đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………
  4. Đại diện chủ đầu tư (nếu có):…………………………………………………………..
  5. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ……………………………………………….
  6. Tổng mức đầu tư: ………………………………………………………………………….
  7. Đơn vị tư vấn thiết kế: ……………………………………………………………………
  8. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,…); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,…):……………………
  9. Các thông tin khác (nếu có): ………………………..(5)……………………………..

II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM

  1. Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số …../2020/NĐ-CP (6).
  2. Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư/chủ phương tiện (trong trường hợp chủ đầu tư/chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác).
  3. Các văn bản khác có liên quan đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp trước đây.

………….(1)………… đề nghị Quý cơ quan ……………..(3)……………………./.

 

 ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị/cá nhân đề nghị thẩm duyệt;

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: Góp ý về phòng cháy và chữa cháy đồ án quy hoạch; chấp thuận địa điểm xây dựng; góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới;

(5) Nội dung thiết kế điều chỉnh; nội dung thiết kế cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của dự án/công trình; nội dung thiết kế hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(6) Liệt kê thành phần hồ sơ, tài liệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.